“Sự chuẩn bị về nguồn hàng sớm và chủ động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nên cung cầu, giá cả hàng hóa sẽ không có biến động bất thường, thị trường tương đối bình ổn”, Bộ Công Thương dự báo.

Theo đó, Bộ yêu cầu bảo đảm cân đối cung cầu, góp phần bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong đó, tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại; phối hợp với các địa phương triển khai các chương trình kích cầu nội địa nhằm kích thích tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.
Đặc biệt theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng thực phẩm và thịt heo để phục vụ Tết, triển khai hiệu quả Chương trình Bình ổn thị trường, đôn đốc các doanh nghiệp tiếp tục chủ động nguồn hàng, đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bảo đảm về số lượng, chất lượng cho thị trường với mức giá ổn định.
Bên cạnh đó, lực lượng Quản lí thị trường tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nước trong dịp cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng hàng lậu, hàng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng.
Đồng thời xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại tại các địa phương.
“Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 30/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021”, Bộ Công Thương yêu cầu.
Tin cùng chuyên mục:
Bình Dương: Xử phạt Công ty C – Holdings thi công xây dựng công trình không có giấy phép
TOP 10 ngân hàng có thu nhập nhân viên cao nhất năm 2020
Doanh nghiệp Thịnh Vượng 66 vi phạm pháp luật “động trời”, chính quyền TP Hải Dương vẫn khoanh tay đứng nhìn
Da Nang Times Square nối gót Cocobay xin chuyển condotel sang căn hộ chung cư